Cấu tạo của dạ dày

Giới thiệu về dạ dày trong cơ thể con người 

Dạ dày ( hay còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật và người. Dạ dày có hai chức năng chính trong công đoạn tiêu hóa là:

Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị.

Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

Dạ dày có cấu tạo là một đoạn phình ra của ống tiêu hóa, giúp dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Là một tạng trong của phúc mạc, nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang, vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với tá tràng qua lỗ môn vị. Hình dáng dạ dày giống như một cái túi hình chữ J. Có thể thay đổi tùy theo tư thế của cơ thể và tình trạng của dạ dày.

Hình thể dạ dày bên ngoài

Dạ dày có hai mặt trước và sau, hai bờ cong ở hai bên trái phải là bờ cong vị lớn trái và bờ cong vị bé phải. Bờ cong vị lớn được ngăn cách bởi khuyết tâm vị giữa đáy vị và thực quản, bờ cong vị bé có khuyết góc là ranh giới giữa thân vị và môn vị. Giải phẫu học chia dạ dày thành các phần sau:

Tâm vị (1,3): Chiếm diện tích từ 5-6cm2, có lỗ tâm vị thông với thực quản, lỗ tâm vị không có cơ thắt hay van, chỉ có một nếp niêm mạc ngăn cách giữa dạ dày và thực quản.

Đáy vị (2): Nằm phía trên mặt phẳng đi qua lỗ tâm vị, bình thường chứa không khí.

Thân vị (4): Phần dạ dày dưới đáy vị, có giới hạn dưới là mặt phẳng xiên đi qua Khuyết góc (7). Phần thân vị chứa các tuyến tiết ra Axit Clohydric và Pepsinogene.

Môn vị (5,6): Gồm hang môn vị hình phễu tiết ra Gastrine, ống môn vị có cơ rất phát triển. Môn vị nằm bên phải đốt sống thắt lưng 1, có lỗ môn vị thông với tá tràng. Khác với lỗ tâm vị, lỗ môn vị có cơ thắt môn vị để co bóp được hiệu quả.

cau tao da day

Cấu tạo của dạ dày gồm những gì ?

Thành trước: Phần trên liên quan thùy gan trái, cơ hoành, qua trung gian cơ hoành liên quan phổi, màng phổi trái, màng ngoài tim và thành ngực. Phần dưới liên quan thành bụng trước.

Thành sau: Phần trên liên quan cơ hoành và hậu cung mạc nối. Qua trung gian hậu cung mạc nối, dạ dày liên quan với lách, tụy, thận và tuyến thượng thận trái. Phần dưới của thành sau liên quan mạc treo kết tràng ngang. Qua trung gian mạc treo kết tràng ngàng liên quan với phần lên tá tràng, góc tá hỗng tràng và các quai hỗng tràng.

Bờ cong vị bé: Có mạc nối nhỏ nối dạ dày, tá tràng và gan, giữa hai lá của mạc nối nhỏ có vòng mạch bờ cong vị bé.

Bờ cong vị lớn: Đáy vị liên quan cơ hoành. Đoạn tiếp theo có mạc nối vị lách, nối dạ dày với lách, chứa các động mạch vị ngắn. Đoạn cuối cùng có mạc nối lớn bám, giữa hai lá của mạc nối lớn chứa bờ cong vị lớn.

Cấu tạo dạ dày gồm những bộ phận gì ?

Dạ dày cấu tạo gồm 5 lớp từ ngoài vào trong như các thành phần khác của ống tiêu hóa.

Bên ngoài là thanh mạc, tức là lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày, bên trong là tấm dưới thanh mạc. Lớp cơ có 3 lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc. Cơ vòng và cơ chéo ( chỉ xuất hiện một phần ở thanh dạ dày ). Sau đó là tấm dưới niêm mạc. Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày, bao gồm nhiều loại tiết ra các chất khác nhau. Chúng có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, đồng thời có vai trò tiêu hóa và điều hòa nội tiết hóa học trung gian.

Dạ dày có cấu tạo khá phức tạp và liên quan tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Lại là nơi chức tiếp dự trữ và lưu chuyển dưỡng chất cho cơ thể. Một người có dạ dày khỏe mạnh sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ mác các bệnh tiêu hóa cũng như biến chứng bệnh ở các cơ quan khác.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Originally posted 2019-07-20 09:08:18.

Viết một bình luận

Operated by medocsach.com DMCA.com Protection Status