Cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng gì và rau diếp cá trị bệnh trĩ như nào là câu hỏi của nhiều người. Ngày nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, các máy móc có thể giúp cho con người thực hiện hầu hết các công việc nguy hiểm, nặng nhọc. Dần dần giúp con người dần không phải làm các công việc chân tay nữa mà tập trung vào phát triển trí tuệ. Cũng chính vì thế mà ngày càng nhiều người phải ngồi làm việc nhiều giờ liền. Từ đó khiến cho cơ thể phải chịu nhiều áp lực, tạo ra các bệnh mà mọi người thường gọi là “bệnh văn phòng” . Một số chứng bệnh người làm văn phòng thường mắc phải như : rối loạn, thoái hóa cơ, xương và khớp; stress, thiếu chất dinh dưỡng,… trong đó bệnh trĩ là dễ gặp nhất do phải làm việc quá lâu.
Bệnh trĩ là bệnh gì ?
Bệnh trĩ là bệnh xảy ra do vùng trực tràng – hậu môn bị cản trở lưu thông máu, gây giãn tĩnh mạch ở khu vực này.
Biểu hiện của bệnh trĩ là gì ?
Người mắc bệnh trĩ thường có các biểu hiện như: đi đại tiện bị ra máu, ngứa và rát sau khi đi đại tiện, nặng nhất là bị sa búi trĩ.
Bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ: 1, 2, 3, 4. Thông thường trĩ cấp 1, 2, 3 có thể chữa trị mà không cần can thiệp vào phẫu thuật. Vì vậy việc điều trị bệnh càng sớm càng giúp bạn vượt qua căn bệnh này nhanh và nhẹ nhàng hơn.
Dạo gần đây, dân gian truyền tai một vị thuốc tự nhiên được mọi người xem là thần dược trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Đó chính là rau nhiếp cá có thể chữa bệnh trĩ tại nhà.
Đặc điểm của loại rau Diếp cá trị bệnh trĩ
Rau diếp cá trị bệnh trĩ hay còn gọi là giấp cá – dấp cá hay diếc cá, tùy vào tên gọi từng vùng miễn; Rau diếp cá thuộc loại cỏ nhỏ, cao khoảng 40cm. Hoa thường nở vào tháng 5-8. Lá rau nhiếp cá có hình tim, mọc cách nhau, đầu lá hơi nhọn. Khi vò lá sẽ có mùi tanh như mùi cá.
Rau nhiếp cá có vị cay và vị chua, có mùi tanh như cá khiến vài người không chịu được mùi của loại rau này. Tuy nhiên khoa học đã tìm ra trong rau nhiếp cá có nhiều chất dinh dưỡng như: kali, vitamin C, khoáng, cacilum…
Ăn rau nhiếp cá thường xuyên sẽ cung cấp một lượng chất xơ dồi dào. Giúp đi đại tiện dễ hơn, rất có lợi cho sức khỏe. Trong sách Đông y, rau nhiếp cá là loại rau có tính mát (tính hàn), hơi độc. Khi vào cơ thể thường tán ra khắp cơ thể, giúp giãn, giảm đình trệ trong mạch máu, dẫn nhiệt vào các huyệt vị.
Chính vì có khả năng giúp lưu thông mạch máu, nên nhiếp cá được nhân gian xem như một loại thần dược dùng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở những giai đoạn đầu.
Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá
Rau diếp cá trị bệnh trĩ khá là hiệu quả. Để điều trị khi trĩ sưng đau, bạn hãy nấu rau nhiếp cá tươi đến khi nước sôi, sau đó đem phần nước này xông hơi phần hậu môn đến khi nước chuyển sang âm ấm. Khi xông để tránh bị bỏng, hãy chuẩn bị một cái ghế nhựa chắc chắn, rồi khoét lỗ vừa đủ sao cho hơi nước có thể tiếp xúc đến phần hậu môn.
Sau khi xông hơi, lấy phần bã còn lại trong nồi để đắp vào phần bị sưng. Nếu trĩ bị chảy máu, đem rau nhiếp cá phơi khô cùng lan liên cập thảo rồi tán nó thành bột nhuyễn. Mỗi ngày uống 6-12 gr, ngày 2-3 lần, kiên trì sẽ chóng khỏi.
Khi trĩ ở tình trạng nặng hơn, như sa búi trĩ, hãy giả nhỏ nhiếp cá rồi để lên một cái băng sạch quấn cố định vào búi trĩ. Nhờ vào tính diệt khuẩn của nhiếp cá, búi trĩ sẽ không bị nhiễm khuẩn khiến bệnh nặng thêm. Cách này cũng hạn chế búi trĩ bị sa xuống thêm nữa.
Hướng dẫn dùng rau diếp cá trị bệnh trĩ
Lưu ý, phần búi trĩ phải được vệ sinh sạch, rau nhiếp các và dụng cụ để giã nhiếp cá cũng cần phải được làm sạch bằng nước muối pha loãng. Nếu bị nhiễm khuẩn sẽ trực tiếp đem vi khuẩn vào phần búi trĩ, khiến bệnh tình ngày càng nặng thêm. Ngoài ra, bạn có thể trực tiếp sử dụng rau nhiếp cá trong bửa ăn hằng ngày, hoặc xay sinh tố để uống.
Bài viết trên đây đã giải thích Công dụng rau diếp và và rau diếp cá trị bệnh trĩ như nào. Hãy uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ, hạn chế ngồi quá lâu trên ghế. Sau một khoảng thời gian, hãy đứng lên làm vài động tác thể dục đơn giản. Điều này giúp giảm áp lực lên phần trực tràng – hậu môn sẽ giúp phòng ngừa được bệnh trĩ, cũng như cho mắt thời gian nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần, giúp làm việc có năng suất hơn.