13 Mẹo hay giữ ấm cơ thể trong mùa đông 2020

Thời tiết giao mùa luôn mang đến không khí lạnh khiến chúng ta dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Nhiều người thường chủ quan trong việc chăm sóc sức khỏe khi trời trở lạnh điều này dẫn đến sức đề kháng giảm sút và dễ mắc phải những bệnh như cảm cúm, sổ mũi, viêm đường hô hấp hay thấp khớp… Vì thế, webphunu.com.vn xin chia sẻ các bạn những mẹo hay giữ ấm cơ thể hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe để không bị bệnh trong thời tiết lạnh nhé!

mac nhieu ao am 27880
Giữ ấm cơ thể hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn tránh nhiều bệnh tật giúp bạn hạnh phúc.

1. Làm quen với không khí lạnh

Khi mùa đông tới, nhiều người thường ngại ra khỏi nhà. Ngại tiếp xúc với nước khi rửa chén, giặt giũ hay tắm gội. Tuy nhiên, trên thực tế, để thích ứng được nhiệt độ thấp. Cơ thể con người nên được thường xuyên rèn luyện. Tiếp xúc với không khí bên ngoài để sản sinh ra “chất béo màu nâu”. Khác với “chất béo màu trắng” chỉ tích lũy calo dư thừa. Chất béo nâu có nhiệm vụ giải phóng năng lượng nhiều nhiệt làm ấm cơ thể.

2. Giữ ấm đầu và cổ

phat hien protein dong vai tro cam nhan thoi tiet lanh
Giữ ấm đầu và cổ

Vào mùa đông, việc giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều quần áo ấm chắc chắn là điều ai cũng nghĩ đến. Tuy nhiên nếu chỉ tập trung vào việc giữ ấm tay chân, ngực hoặc lưng mà quên đi hai vùng quan trọng nhất là đầu và cổ thì bạn đang mắc sai lầm nghiêm trọng. Đầu và cổ đều là những cơ quan tập trung rất nhiều mạch máu, đặc biệt cổ còn là con đường vận chuyển oxy duy nhất cho toàn cơ thể. Đầu bị lạnh sẽ khiến cho toàn cơ thể lạnh theo, khiến cơ thể đau nhức đầu lâu ngày có thể dẫn đến bệnh mãn tính. Nếu bạn chủ quan không giữ ấm cổ vào mùa lạnh sẽ dẫn đến các bệnh hô hấp như ho, viêm họng và các bệnh về đường hô hấp khác. Do đó, vào mùa đông hay giữ ấm đầu và cổ thật kỹ bằng nón len, khăn choàng cổ, uống thật nhiều nước ấm và các loại trà như gừng, bởi vì gừng là loại thực phẩm sinh nhiệt, trà gừng có thể giúp toàn bộ cơ thể bạn ấm hơn.

3. Mặc đồ nhiều lớp

Đây là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh. Bạn nên chọn trang phục có chất liệu thoải mái, co giãn và ôm vào cơ thể để máu lưu thông và thoáng khí, nên chọn trang phục có chất liệu từ len , đồ dạ, nỉ, đồ chần bông hoặc một số loại trang phục có tính chất giữ ấm cách nhiệt sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể để giữ cơ thể ấm áp. Nếu đi ra ngoài, bạn nên mặc thêm nhiều lớp áo để cản gió và chống thấm nước. Lớp quần áo này sẽ giúp cơ thể giữ được nhiệt bên trong. Và ngăn cách với môi trường lạnh bên ngoài.

4. Tích trữ thuốc

Thời tiết lạnh có thể gây ra một số bệnh như cảm, viêm họng, viêm xoang, tụt đường huyết… Vì vậy trong tủ thuốc gia đình nên có sẵn một số loại thuốc thông dụng để dùng trong lúc cần thiết. Bên cạnh đó, tùy đối tượng trong nhà có trẻ nhỏ hay người lớn tuổi, người có bệnh mà lựa chọn loại thuốc phù hợp.

5. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất nó giúp giữ ấm toàn bộ cơ thể. Mùa đông bạn nên ăn uống đầy đủ chất, lượng thực phẩm cung cấp sẽ giúp cho quá trình đốt cháy calo được diễn ra thuận lợi. Tạo điều kiện sinh nhiệt liên tục cho cơ thể. Bên cạnh đó, thức ăn còn cung cấp năng lượng cần thiết thông qua lượng đường được hấp thụ. Tăng khả năng giữ ấm trong điều kiện thời tiết lạnh. Ngoài ra, việc uống đầy đủ nước cũng giúp cân bằng độ ẩm và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Chính vì vậy, bên cạnh việc quan tâm đến quần áo mặc bên ngoài để giữ ấm. Bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe từ bên trong bằng cách ăn uống đầy đủ và khoa học.

6. Tránh xa rượu

Thường mọi người hay nghĩ một ly rượu mạnh, nóng có thể giúp bạn giữ ấm ơ thể hiệu quả và nhanh chóng, nhưng thực tế không phải vậy. Tuy nhiên, với những người bị cảm phong, nhiễm lạnh hay cơ thể suy nhược, việc uống rượu sẽ phản tác dụng, nó sẽ làm giảm thân nhiệt thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ chính vì vậy nên hạn chế việc uống rượu trong thời tiết lạnh khi cơ thể cảm thấy không khỏe.

7. Tập thể dục

t2 1543223294271946261942
Duy trì thói quen vận động sẽ làm tăng lưu lượng máu, giúp máu lưu thông

Việc không luyện tập thể dục khiến cơ thể dần chậm chạp, tuần hoàn máu kém hiệu quả, sức bền và đề kháng cũng giảm sút đó là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc phải các bệnh như cảm lạnh, tê cóng chân tay, sổ mũi. Vậy bạn nên duy trì thói quen vận động sẽ làm tăng lưu lượng máu, giúp máu lưu thông. Tập thể dục không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt, có một vóc dáng như ý, mà còn giúp bạn cảm thấy ấm người hơn. Khi tập thể dục, cơ thể bạn sẽ tạo ra nhiệt, giúp cơ thể ấm áp hơn. Bạn có thể chọn cách đi bộ, hoặc yoga hoặc bộ môn nào khác mà bạn cảm thấy phù hợp với cơ thể.

8. Không ăn uống đồ lạnh

giu am mua dong
Ăn uống đồ lạnh khi trời lạnh thói quen này sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh về hô hấp như ho, viêm họng, viêm phổi

Ăn uống đồ lạnh khi trời lạnh thói quen này sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh về hô hấp như ho, viêm họng, viêm phổi.

9. Không tắm nước quá nóng

Việc tắm nước ấm sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn trong cơ thể tuy nhiên tắm nước quá nóng sẽ ảnh hưởng không tốt đến làn da của bạn. Tiếp xúc với nước quá nóng sẽ dễ làm da bị kích ứng, mẩn ngứa và khô hơn dẫn đến dễ nứt nẻ gây khó chịu.

10. Chú ý dấu hiệu nhiễm lạnh

1 4
Chú ý dấu hiệu nhiễm lạnh

Khi tiếp xúc với không khí lạnh cơ thể sẽ xuất hiện các phản xạ tự nhiên như nổi da gà, run, rùng mình. Đây là hiện tượng các cơ bắp co thắt và giãn ra liên tục nhằm tiêu hao calo và sinh nhiệt giúp làm ấm cơ thể bù lại nhiệt lượng đã mất, tuy nhiên dấu hiệu này chỉ xảy ra khi bạn bị lạnh ở mức độ nhẹ. Nếu quá trình mất nhiệt tiếp tục diễn ra tình trạng hạ thân nhiệt trầm trọng hơn cơ thể sẽ không còn cảm giác run rẩy nữa vì sự tạo ra nhiệt không còn hiệu quả đó là lúc bạn bị nhiễm lạnh, cảm phong hay thậm chí đột quỵ. Để tránh hậu quả đáng tiếc, khi cơ thể có biểu hiện như run, nổi da gà.. cần nhanh chóng đưa đến nơi ấm áp để trú ẩn.

11. Massage giữ ấm chân

Khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, các thành mạch co lại khiến khí huyết không lưu thông và có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch. Điều này khiến lượng máu lưu thông không nuôi dưỡng tế bào đặc biệt ở phần chân nơi xa tim nhất trong cơ thể. Người xưa có câu “Bệnh tật từ hàn mà ra” – hàn lại bắt đầu từ chân. Một khi chân bị lạnh sẽ ảnh hưởng tới tim, mạch máu và nội tạng khiến cho huyết áp tăng cao, nguy cơ đột quỵ cũng tăng. Vì vậy giữ ấm đôi chân là cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật.

12. Miếng dán giữ nhiệt

Những miếng dán này bạn có thể được mua ở bất kỳ tiệm thuốc tây hoặc các cửa hàng tiện lợi nào. Khi sử dụng, bạn đặt nó trong túi, găng tay hoặc giữa các lớp áo để giữ ấm trong khoảng 1 tiếng hoặc hơn tùy từng loại.

13. Giữ ấm nhà cửa

Sử dụng rèm cửa để giữ ấm nhà của bạn, giữ cho căn nhà luôn ấm bằng hệ thống sưởi, tuyệt đối không sử dụng than để sưởi. Nếu cần thiết ngoài đóng kín cửa có thể lấy băng dính dán vào các khe cửa để tránh gió lùa. Nên sử dụng nước nóng để uống, túi giữ nhiệt hay chăn bông để giữ ấm cơ thể.

Với những kinh nghiệm và nghiên cứu thực tế. Trên đây webphunu.com.vn đã tổng hợp lại 12 mẹo hay muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng những cách trên sẽ giúp bạn giữ ấm cho cơ thể một cách đơn giản và hiệu quả trong mùa đông giá lạnh sắp tới nhé!

5/5 - (2 votes)

DMCA.com Protection Status