Những việc cần chuẩn bị trước khi cưới

Chuẩn bị cho một đám cưới được diễn ra một cách trôi chảy và hoàn hảo không hề là một việc đơn giản. Chính vì thế bạn nên chú ý những việc cần chuẩn bị trước đám cưới để đám cưới được diễn ra một cách hoàn hảo nhất, trọn vẹn nhất.

 1. Xin phép bố mẹ hai bên

Đám cưới và hôn nhân là quyền lựa chọn của đôi uyên ương nhưng với văn hóa truyền thống của người Việt, việc kết hôn cũng cần được sự ủng hộ của gia đình. Khi muốn tiến tới hôn nhân, đôi uyên ương cần có buổi ra mắt bố mẹ hai bên.

Trước buổi gặp mặt, hai người phải động viên và giúp nhau tìm về gia đình đối phương. Ví dụ, nếu gia đình bạn có cả ông bà, bố mẹ cùng chung sống thì bạn phải giúp người yêu hiểu tâm lý người già, cũng như biết sơ qua về cá tính của bố mẹ, người thân trong nhà.

Khi đến gặp phụ huynh, cô dâu chú rể tương lai nên chuẩn bị quà gặp mặt, nhưng không nên cầu kỳ hay đắt tiền mà có thể chỉ cần hoa quả, bánh kẹo. Quà tặng không quá quan trọng mà chủ yếu bạn nên có cách tặng trân trọng và thái độ lễ phép để ghi điểm với gia đình.

Trong buổi gặp gỡ, hai bạn cần bày tỏ kế hoạch và dự định để đám cưới, nhưng đừng quên nhờ bố mẹ góp ý, chia sẻ kinh nghiệm. Nếu lần gặp mặt diễn ra suôn sẻ, có thể sau đó các gia đình sẽ hẹn gặp nhau chính thức để bàn bạc cụ thể về hôn lễ.

2. Chuẩn bị sức khỏe

Sức khỏe luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng vì bạn cần phải đủ sức để chuẩn bị cho quá nhiều thứ. Riêng chỉ việc chụp hình cưới thôi cũng đã tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Rất nhiều cặp đôi bị sụt cân hoặc gặp phải các vấn đề về sức khỏe trong suốt quãng thời gian này. Nhiều bạn trẻ có kế hoạch con con càng sớm càng tốt thì việc đi khám sức khỏe của cả hai nên được thực hiện trước khi cưới là rất cần thiết xem sức khỏe hai bạn có ổn hay không. Ngoài ra cô dâu nên chuẩn bị sức khỏe cho việc sinh nở như tiêm phòng các bệnh Rubela, tiêm phòng viêm gan B (nếu chồng bạn bị viêm gan B), tẩy giun… Hãy nhớ rằng sau khi tiêm hoặc uống thuốc điều trị thường có tác dụng từ 1 đến 6 tháng nên hãy đợi đến khi các loại thuốc này hết tác dụng rồi mới quyết định có em bé để bảo đảm em bé được phát triển toàn diện và không bị dị tật.

3. Xem tuổi hoặc chọn ngày

Theo phong tục Việt Nam, việc hợp tuổi giữa vợ chồng là điều quan trọng vì người Việt quan niệm khi tuổi tác tương hợp, vợ chồng sẽ sống hạnh phúc mãi mãi. Ngày lễ ăn hỏi và đón dâu trọng đại cũng phải tổ chức vào ngày đẹp, chính xác theo giờ Hoàng đạo. Việc xem ngày, giờ này cần được hai gia đình thống nhất sớm để việc chuẩn bị không bị gấp gáp. Với những đôi tổ chức cưới ở nhiều nơi, nên lưu ý khoảng thời gian tổ chức cưới giữa các nơi, để cô dâu, chú rể và bố mẹ hai bên kịp nghỉ ngơi, không quá mệt mỏi.

4. Ngân sách và khách mời

Để một lễ cưới diễn ra trọn vẹn cần phải chuẩn bị nguồn tài chính tốt. Tham khảo bạn bè và người thân về số tiền phải chi trả cho một đám cưới hoàn chỉnh. Trước đó 6 tháng, cô dâu và chú rể đã phải chọn địa điểm đãi tiệc, lên danh sách số lượng khách mời. Lưu ý rằng, cũng giống như những dịch vụ khác, chọn địa điểm cũng cần book trước, đặt cọc tiền để giữ chỗ, tránh bị thụ động.

Tùy theo số lượng khách mời dự kiến mà chọn địa điểm đãi tiệc, có thể là những nhà hàng chuyên về tổ chức cưới hỏi, ở đó có nhiều thực đơn tiệc cưới với nhiều mức giá khác nhau, dịch vụ thuê âm nhạc, MC, ca sĩ biểu diễn…. Nếu tổ chức ở quê hoặc các gia đình có sân vườn rộng thì có thể thuê hoặc tự trang trí đám cưới của mình. Địa điểm cần là nơi dễ tìm, tốt nhất là in sơ đồ đường đi kèm theo thiệp để khách tiết kiệm thời gian tìm kiếm.

5. Tìm hiểu ba nghi lễ quan trọng trong lễ cưới

Với đám cưới truyền thống, hai nhà cần lo đủ 3 nghi lễ là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Ngoài ra, cô dâu chú rể phải đi chụp ảnh cưới, mua nhẫn cưới, in thiếp cưới và mua sắm đồ cho phòng tân hôn. Đây là những công việc quan trọng, mất nhiều thời gian, tiền bạc, nên việc tham khảo nhiều nơi và lựa chọn dịch vụ rẻ nhất sẽ khiến bạn tiết kiệm. Ngoài ra, bạn cũng nên dự tính chi phí rõ ràng cho các công việc này để khi kết thúc đám cưới, hai người sẽ không bị “sốc” vì khoản chi tiêu khổng lồ.

 6. Lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới

Việc tổ chức tiệc cưới đãi khách ở đâu cũng là câu hỏi lớn được nhiều các bạn quan tâm nhất. Nếu tiệc diễn ra vào dịp không phải mùa cưới, bạn có thể đặt trước 2-3 tháng, nhưng nếu chọn khách sạn, nhà hàng được nhiều người yêu thích, nằm gần trung tâm thành phố hay vào mùa cưới, các bạn nên tìm hiểu và đặt dịch vụ trước từ 5 tháng tới 1 năm. Đây cũng chính là điểm cuối cùng Honey’s Bridal cần lưu ý đến các bạn.

Nếu làm tốt những công việc quan trọng khi nghĩ đến đám cưới như trên chắc chắn các bạn sẽ có được một đám cưới hoàn hảo, trọn vẹn. Sau khi đã sắp xếp ổn thỏa các vấn đề này, các bạn mới dần dần lo lắng tới những chi tiết nhỏ khác. Càng chuẩn bị sớm, các bạn sẽ càng có nhiều thời gian và lo liệu chu đáo cho ngày trọng đại nhất cuộc đời của mình.

7. Chọn nhẫn và trang sức cưới.

Chọn đồ trang sức nên là việc sớm nên làm. Nhẫn cưới còn được xem như là biểu tượng minh chứng cho tình yêu và không thể thiếu trong các cuộc hôn nhân. Nhưng trước khi lựa chọn trang sức cưới cho mình thì nên hỏi bạn bè và người thân trong gia đình để có được quyết định tốt nhất. Lời khuyên là nên đặt làm riêng nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới cho đám cưới của bạn, và nên đến những cửa hàng có uy tín, để có được chất lượng tốt nhất đồng thời hai bạn có thể cập nhật được những mẫu trang sức mới và hợp ý bạn.

8. Xác định nơi ở sau đám cưới

Với nhiều đôi uyên ương, điều đau đầu nhất là nơi ở sau khi cưới. Nhiều bạn trẻ làm việc tại thành phố lớn nhưng chưa có nhà riêng, nên khi lập gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện giá nhà cho thuê ở các thành phố lớn năm sau thường cao hơn năm trước, nếu muốn có một ngôi nhà ở tươm tất, không quá chật hẹp, bạn phải bỏ ra 2 – 5 triệu đồng mỗi tháng. Nếu muốn thuê nhà giá tốt,  các đôi mới cưới nên tìm những chỗ tập trung nhiều phòng trọ, nhiều căn nhà cho thuê, như vậy giá cả sẽ giảm hơn so với các khu vực trung tâm thành phố.

Đối với các cặp đôi sống cùng cha mẹ thì chuyện nơi ở sau đám cưới lại “đau đầu” kiểu khác. Các gia đình nhà trai thường thích con dâu và con trai về ở cùng bố mẹ chồng, nhưng cô dâu trẻ lại muốn có tự do riêng, muốn mua hoặc thuê nhà. Việc này dễ dẫn đến mâu thuẫn, nhiều khi là tranh cãi gay gắt, nên trước khi cưới, các cô dâu chú rể phải bàn bạc và thống nhất về nơi ở để tránh sự cãi vã sau này

Nếu ở cùng bố mẹ, bạn sẽ nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh nhiều hơn và đôi khi sẽ không phải lo nghĩ nhiều tới công việc gia đình. Nếu có điều kiện và mức lương ổn định, hai vợ chồng trẻ có thể mua nhà ngay gần nhà bố mẹ chồng để vừa tiện bề chăm sóc các bậc thân sinh, vừa có đủ sự riêng tư cần thiết.

9. Chuẩn bị tâm lý cho cô dâu và chú rể

Hai tuần trước khi cưới, cô dâu và chú rể tranh thủ thời gian thử lại trang phục cưới để mang về nhà. Liên hệ studio để chụp chân dung và album hình cưới.

Cả cô dâu và chú rể đều cần chăm sóc kỹ sức khỏe và nhan sắc của mình, tránh thức khuya vì lo lắng. Có thể chia sẻ những cảm xúc hồi họp để trấn an nhau. Cả hai người trước lễ cưới 1 tuần cần gọi điện nhắc nhở và thảo luận chi tiết với dịch vụ đã thuê về ngày giờ và cách thức tổ chức. Tập dượt các nghi lễ để khi lễ cưới chính thức diễn ra không bị lúng túng trước khách mời.

– Bàn bạc về địa điểm đi nghỉ cho tuần trăng mật, 1 tháng trước khi cưới, cần đi kiểm tra sức khỏe tổng quát và đi đăng ký kết hôn.

10 . Nhờ tới sự giúp đỡ của mọi người

Trong đám cưới, việc nhờ tới sự giúp đỡ của bạn bè, người thân là điều cô dâu chú rể nào cũng nên nghĩ tới. Chính những người thân sẽ giúp bạn đảm bảo những phần việc nhỏ diễn ra suôn sẻ nhất. Nhiều cô dâu chú rể phải bỏ tiền ra thuê wedding planner để lập kế hoạch cho đám cưới. Nếu bạn có người thân tháo vát, tin cậy, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội nhờ tới sự giúp đỡ của họ. Ngay trước khi đám cưới diễn ra nhiều tháng, cô dâu chú rể đã cần tìm người trợ giúp và gửi gắm các nhiệm vụ quan trọng để họ biết rõ việc cần làm và chuẩn bị sẵn mọi việc chu đáo (nào là tiếp khách, trang trí và nhất là các ý kiến cho buổi tiệc cưới của bạn từ các thàn viên từng trãi, có kinh nghiệm).

Những sai lầm cần tránh trong quá trình chuẩn bị

– Mặc dù kết hôn là chuyện hệ trọng song không vì thế mà quá lo lắng đến mức sa sút tinh thần hoặc ôm đồm quá nhiều việc. Cần liệt kê chi tiết và thứ tự công việc chuẩn bị và chia sẻ với người thân để được hỗ trợ một cách tích cực. Nên nhờ bố mẹ hoặc một người có kinh nghiệm làm chủ hôn và chỉ đạo thứ tự các nghi thức.

– Chủ quan không liên lạc và mô tả chi tiết công việc cho những người phụ trách các dịch vụ như quay phim, chụp và làm slide hình, chuẩn bị nhạc… khiến khâu tổ chức bị lúng túng. Đó là lý do vì sao hai bạn cần liên hệ với họ trước đó 1 – 2 tuần để được tập dượt một cách nhuần nhuyễn.

– Cả cô dâu và chú rể cũng cần để ý và nắm rõ cả cách thức phục vụ bàn tiệc của nơi đãi tiệc để, ít nhất 3 bàn tiệc cần có một người thân chỉ đạo cho nhân viên phục vụ của nhà hàng. Đã có rất nhiều trường hợp nhân viên phục vụ kém khiến khách mời không hài lòng.

– Trước lễ cưới cần ngủ sớm, dậy sớm chuẩn bị, rất nhiều cô dâu, chú rể hồi hộp đến mức không ăn sáng, như vậy sẽ không đủ năng lượng để tiếp khách và duy trì cuộc vui. Cả hai cần ăn sáng và chuẩn bị thay trang phục cưới trước đó 2 tiếng đồng hồ.

– Gửi lời cảm ơn đến họ hàng và bạn bè đã giúp đỡ, hầu hết các cô dâu, chú rể quên mất việc này. Một lời cảm ơn sẽ khiến họ cảm thấy phấn chấn hơn để hỗ trợ vợ chồng bạn đến giờ phút cuối cùng của cuộc hôn lễ.

5/5 - (2 bình chọn)

Originally posted 2019-12-13 01:56:06.

Viết một bình luận

Designed by cachlam.org DMCA.com Protection Status