Nội dung chính trong bài
Bột báng là gì ? Cách nấu bột báng ra làm sao ?
Trong thiên đường của đồ ngọt có lẽ không thể thiếu những món chè, như chè chuối, chè khoai môn, chè bắp, chè khoai lang tím,… Chúng đều mang hương vị ngọt ngào và thơm ngon bởi sự kết hợp hoàn hảo của các nguyên liệu. Trong đó, phải kể đến sự góp phần của bột báng – một loại bột chuyên dùng để nấu các loại chè. Giờ thì chúng ta đi tìm hiểu về loại bột báng là gì và cách nấu bột báng thần thánh này nhé!
Bột báng là gì và bột báng có phải được làm từ khoai mì?
Trong thành phần của bột báng có tới 80% là tinh bột khoai mì, còn lại 20% là nước. Như vậy bột báng có thể xem là bột khoai mì.
Bột báng được biết với hình dạng những viên nhỏ, tròn, trắng đục, được đóng gói ở dạng khô, cứng để bảo quản. Khi nấu, bột báng nở mềm ra, chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong, lúc đó bột báng đã chín.
Bột báng tiếng anh là gì
Bột báng là gì – Bột báng tiếng Anh là semolina
Tại sao bột báng thường được kết hợp với các món chè?
Khi nấu các loại chè, chúng ta thường thêm bột báng vào cùng, kết hợp với các nguyên liệu khác, để làm cho món chè thêm hấp dẫn, thơm ngon. Bột báng sau khi nấu chín mềm có chút dai dai, khi ăn chè sẽ thấy ngon miệng hơn. Ngoài ra, theo Đông y, vì bột báng được chế biến từ khoai mì nên có vị ngọt, tính bình. Dùng để nấu các loại chè sẽ làm tăng thêm hương vị đặc trưng.
Bột báng có thể xem là một dạng tinh bột, có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. Dù vậy bạn không nên ăn quá nhiều bột báng thay cho cơm. Vì trong khoai mì dù đã được tinh chế thành bột báng nhưng vẫn tồn tại một loại axit cyanhydric – HCN. Gây nguy hại cho cơ thể, có thể gây ra mệt mỏi,tay chân đau nhức và có thể dẫn đến ngộ độc.
Mua bột báng ở đâu?
Bột báng có thể tìm mua dễ dàng tại các tạp hóa, siêu thị. Bột báng thường có giá rất rẻ, với 150gr thì giá trung bình từ 7.500 đ tới 10.000 đ tùy nơi.
Làm sao để phân biệt được bột báng với các loại bột khác?
Từ khoai mì, với cách tinh chế khác nhau, người ta chế biến ra nhiều loại bột dùng trong thực phẩm, lương khô như bột năng, bột sắn dây (bột đao), bột mì tinh. Việc phân biệt giữa bột báng với các loại bột báng cũng khá dễ dàng vì hình dạng bên ngoài.
Bột báng với hình dáng đặc biệt là các viên tròn nhỏ, khô cứng, còn các loại bột khác thì nhuyễn và mịn. Ngoài sự khác nhau về hình dáng bên ngoài, mỗi loại bột còn khác nhau về công dụng, cách dùng trong từng loại món ăn và thành phần khoai mì có trong bột.
Bột năng
Thành phần 100% tinh bột khoai mì. Dạng bột, mịn, màu trắng, khi thử bột bằng tay sẽ có cảm giác trơn. Được dùng trong làm bánh như bánh tép, bánh bột lọc, chè; dùng trong nấu ăn trong các món cần độ sệt như súp,…
Bột sắn dây
Đợc làm hoàn toàn từ tinh bột khoai mì (hay còn gọi là củ sắn). Dạng viên, màu trắng hơi đục. Bột sắn dây thường được biết với các dùng là pha trực tiếp bột sắn dây với nước để uống, ngoài ra có thể dùng trong làm đẹp,..
Việt Nam đặc trưng với ngành lương thực thực phẩm, các loại lương thực chế biến sẵn đa dạng, phong phú. Các loại bột ở Việt Nam rất nhiều, mỗi món ăn đều có một loại bột riêng để chế biến, chẳng hạn như bột gạo, bột nếp, bột bánh xèo, bột khoai, bột mì,…
Cùng gọi là bột nhưng về hình dáng, nguyên liệu của từng loại thì khác nhau. Trong tiếng Anh, để phân biệt giữa các loại bột thường dùng 2 từ “Starch” chỉ dạng bột mịn, tinh bột và “meal” chỉ dạng bột thô, kém mịn.
Một số loại bột thường gặp như
+ Bột mì: Loại bột có thành phần chính từ lúa mì, dạng bột mịn. Thường được dùng để làm bánh mì, bánh quy,..
+ Bột gạo: làm từ hạt gạo tẻ, dạng bột mịn. Dùng làm các loại bánh như bánh cuốn, bánh bèo,..
+ Bột nếp: Làm từ hạt gạo nếp, dạng bột mịn. Dùng làm các loại bánh như bánh cam, bánh nếp, bánh giầy, hay chè trôi nước,…
Bài viết trên đây đã giải thích rõ Bột báng là gì? Bột báng làm từ gì? rồi hy vọng bài viết mang đến kiến thức bổ ích. Đừng quên chia sẻ bài viết các bạn nhé.