Thời tiết giao mùa khiến cho cơ thể lạnh dẫn đến tình trạng ho kéo dài. Do vậy chúng ta nên bỏ túi vài mẹo vặt nhỏ để áp dụng khi có dấu hiệu ho cảm. Webphunu.com.vn mời bạn cùng tham khảo 12 cách sau để để giảm được cơn ho nhanh chóng, dứt điểm và an toàn nhé!
Nội dung chính trong bài
1. Trái lê
Trái lê có tác dụng dưỡng huyết, thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm và trị ho, vì vậy nó được xem như vị thuốc thông dụng để điều trị các bệnh liên quan tới đường hô hấp như ho khan và ho kéo dài, viên phổi. Ăn lê, uống nước lê, gừng và mật ong sẽ giúp giảm ho. Với cách này bạn nên sử dụng phương pháp chưng với đường phèn để công dụng hiệu quả hơn.
2. Chanh đào
Mỗi trái chanh đào có chứa axit citric nên có tác dụng chữa ho, viêm họng, giảm mỡ, giảm béo rất tốt.Chanh đào rửa sạch, ngâm qua nước muối trong 30 phút, vớt ra để khô, thái thành lát mỏng. Lấy đường phèn đập nhỏ, cứ một lớp đường lại một lớp chanh. Khi nào hết chanh, đường thì đổ một lớp mật ong lên trên. Nên ngâm chanh trong lọ thủy tinh, bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát. Sau đó lấy ra sử dụng, mỗi lần khoảng 2-3 muỗng.
3. Trái tắc
Trong trái tắc chứa nhiều hợp chất pecmin giúp long đờm, giảm ho hiệu quả.
Chưng cách thủy vài lát tắc với đường phèn, sau đó ngậm trong miệng vài phút và nhai nuốt, đờm trong cổ họng sẽ tự tiêu và giúp làm giảm đáng kể những cơn ho kéo dài.
4. Trái sơ-ri
Không chỉ là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, trái sơ ri còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể (A, B1, B3, B6, B9, can xi, sắt, ma giê, phốt pho, ka li, kẽm.) Do đó, trái sơ ri không chỉ được sử dụng ở dạng trái cây, nước ép mà còn được dùng để làm thành bột, vitamin C cô đặc và thực phẩm chức năng. Đồng thời, trái sơ ri còn được biết đến với công dụng tăng sức đề kháng, giảm ho và cảm lạnh.
5. Trái khế
Những thành phần có trong trái khế có tác dụng trị ho tốt. Với khế, bạn chỉ cần chấm với muối rồi ngậm trong miệng, sau đó ăn như bình thường. Nếu sợ chua thì ngâm mật ong hoặc chưng đường phèn.
6. Củ cải trắng
Củ cải trắng 1kg, quả lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 250g.
Cách làm: lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng loại vào miếng vải thô sạch để vắt nước, xong để riêng. Đổ nước củ cải, nước lê vào nồi, nấu đến sôi thì bớt lửa lại, nấu tiếp cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều và đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống, ngày 2 lần. Cách này có tác dụng trị ho khá hiệu quả.
7. Gừng
Thành phần trong gừng chứa các hợp chất kháng viêm như zingiberol, nonanal, chavicol, methyheptenone giúp hỗ trợ làm ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến phổi yếu gây ra ho nhiều. Bạn chỉ cần gọt sạch vỏ, băm nhuyễn gừng và ngâm trong ly nước ấm khoảng 5 phút để tiết ra hết tinh dầu và uống. Dùng nước gừng ấm hằng ngày giúp bảo vệ và chống nhiễm lạnh phổi, hạn chế ho.
8. Mật ong
Mật ong từ bao đời nay đã được dân gian tin tưởng là thuốc trị ho tại nhà, hiệu quả chẳng kém thì thuốc kháng sinh.
Mật ong pha nước ấm uống vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ giúp sát khuẩn, ngăn chặn những cơn ngứa họng, gây nên ho và đau rát họng.
Mật ong trộn một chút hành tây hoặc hành tím, bỏ vào lọ, đậy nắp lại vài tiếng cho ngấm. Sau đó lấy hỗn hợp đó ra ăn, mỗi lần ăn khoảng 1 thìa cà phê. Duy trì đều đặn ăn mỗi ngày 5 thìa cho đến khi hết bệnh.
Chưng mật ong và quất cách thủy trong vòng 20 phút, sau đó lấy ra ăn. Trái quất vị chua ngọt, tính ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các bệnh đường tiêu hoá, đau bụng.
9. Lá tía tô
Thành phần trong tía tô có tính ấm, giúp làm ấm cổ họng và kháng viêm, tiêu diệt những vi khuẩn gây nên các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp.
Bạn có thể ăn sống hoặc nấu cháo tía tô tùy theo sở thích.
10. Súc miệng bằng nước muối
Muối có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn rất tốt. Bạn cho một thìa nước muối vào cốc nước ấm rồi súc miệng 2-3 lần/ ngày. Cách này sẽ giúp bạn chống lại những cơn ho khó chịu.
11. Nước mía
Bạn dùng 1-2 ly nước mía ép hoặc ăn mía cây cắt khúc. Phương pháp này giúp cho bạn nhanh chóng dứt được chứng ho khan, ho cơn, miệng khô, mặt đỏ miệng khô, đau họng sốt nhẹ.
12. Bắp cải
Bắp cải có vị ngọt tính hàn, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc vì thế có thể trị ho nhất là ho do viêm họng và tiêu đờm.
Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3 cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.
Lưu ý: Người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra và những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải.
Cùng với việc trị ho bằng những thực phẩm trên, các bạn nên chú ý không ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nồng, hạn chế dùng các loại nước chứa nhiều đường, kiêng uống nước đá và giữ ấm cơ thể.