Bệnh hói đầu có chữa được không? Cách chữa hói đầu hiệu quả nhất? Đây là hai câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm hiểu rất nhiều trong thời gian gần đây. Với bất phái nam hay phái nữ đều rất chú trọng đến ngoại hình của mình, nhất là mái tóc. Tuy nhiên khi những sợi tóc ngày càng rụng nhiều và trở nên thưa thớt, khiến cho bạn rất tự ti và ngại khi giao tiếp.
Nội dung chính trong bài
Thủ phạm gây ra bệnh hói đầu
Trước khi đọc về cách chữa hói đầu hiệu quả hãy cùng tìm nguyên nhân gây ra bệnh hói. Hói đầu là một căn bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, khi gặp phải dấu hiệu tóc rụng quá nhiều thì rất nhiều người đã tìm mọi cách để ngăn ngừa nhằm giúp cho tình trạng tóc rụng được giảm đi. Tuy nhiên đã sử dụng nhiều bài thuốc cũng như uống các loại thuốc Tây y thì vẫn không thuyên giảm.
Do vậy căn bệnh hói đầu được cho là một nỗi ám ảnh của cả phái nam và phái nữ, nhưng theo các chuyên gia thì hói đầu thường là do yếu tố di truyền. Những người thân trong gia đình bạn bị rụng tóc, hói đầu thì rất có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này khi lớn tuổi. Hiện nay hói đầu có thể đến sớm hơn với những bạn trẻ hơn 20 tuổi. Bệnh này rất nhiều nguyên nhân tác động vào như căng thẳng kéo dài, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, sử dụng thuốc để điều trị bệnh….
Chính vì vậy mà bạn rất muốn biết bệnh hói đầu có chữa được không? Có thể nói chữa hói đầu rất mất thời gian và tốn kém, được đánh giá là rất khó, do vậy mà nhiều người đã chấp nhận căn bệnh hói đầu.
Bị hói đầu phải làm sao? Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một vấn đề rất quan trọng trong cơ chế gây rụng tóc, và mang đến cho những người đang gặp phải vấn đề trên một cơ hội mới, giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc và giảm hói đầu.
Bệnh hói đầu có chữa được không?
DTH tác động lên tóc như thế nào?
DTH là một hormone nội sinh trong cơ thể, có hoạt tính co gấp 5 lần testosterone, khi lượng testosterone trong cơ thể suy giảm tuyến thượng thận tăng sản xuất DTH để bù lại lượng testosterone bị thiếu. Do vậy DTH gắn liền với các thụ thể đặc hiệu ở nang tóc, làm nang chân tóc yếu và dễ rụng đi, đồng thời quá trình DTH sẽ kích thích tuyến bã nhờn ở nang tóc hoạt động quá mức làm nang tóc tiết ra nhiều dầu hơn.
Có thể thấy tác động của DTH lên tóc của nam giới tuổi trung niên thì lượng testosterone suy giảm, cơ thể tăng sản xuất DTH, dẫn đến rụng tóc nhiều hơn. Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh hoặc sau khi sinh con, thì sẽ thay đổi nội tiết tố trong cơ thể làm mất cân bằng nồng độ DTH và testosterone, do vậy cũng hay gặp phải hiện tượng rụng tóc.
Với những phát hiện của các nhà khoa học thì đã mang đến cho những người bị bệnh hói đầu biết rõ nguyên nhân và có cách ngăn ngừa một cách hiệu quả. Hói đầu phải làm sao, tốt nhất nên tìm cách phòng tránh ngăn cản đường đi của DTH.
Cách chữa hói đầu hiệu quả
Với sự phong phú của enzym 5α-Reductase là do yếu tố di truyền quyết định. Chính vì vậy mà rất khó để thay đổi, mà điều cần làm chính là phải tấn công vào DTH trước khi có cơ hội gây ra bất cứ tác hại nào.
Có rất nhiều hoạt chất trong tự nhiên có thể ngăn ngừa được sự hoạt động của 5α-Reductase, ngăn cản không cho chúng sản xuất DTH như kẽm, pro- vitamin B5, sản phẩm của cây cọ lùn, cây lá quạt…Do vậy mà những sản phẩm này đã được sản xuất để chăm sóc tóc rất tốt. Ngoài ra, nó còn giúp làm phục hồi những nang tóc đang không hoạt động, lớp da đầu dần dần mỏng đi và chúng được khơi thông để có thể mọc lại một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, những sản phẩm này có giá thành không hề rẻ một chút nào, và phải sử dụng lâu dài và kiên trì mới mang lại hiệu quả như bạn mong muốn. Do vậy không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng những sản phẩm chăm sóc tóc để ngăn ngừa sự hình thành của DTH.
Với câu hỏi bị bệnh hói đầu có chữa được không? Với những thông tin trên đã phần nào giúp bạn trả lời chính xác câu hỏi mà bạn đang quan tâm, tuy nhiên có nhiều người đã lựa chọn sống chung với nó và không thấy ngại hay tự ti khi giao tiếp.
Web Phụ Nữ – Nơi cung cấp thông tin hữu ích dành cho chị em.