Chăm sóc trẻ lười ăn: Cách nào đúng ?

Lười ăn là hiện tượng hay gặp ở trẻ và có nghịch lý là các gia đình càng chú ý chăm sóc trẻ, ép trẻ ăn nhiều bao nhiêu thì trẻ càng lười ăn bấy nhiêu. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số cách chăm sóc trẻ mà nhiều bà mẹ đã áp dụng hiệu quả.

Không ép bé

Kinh nghiệm của nhiều bà mẹ cho thấy rằng nếu bạn ép bé ăn, bé sẽ nghĩ ra rất nhiều chiêu để “dọa” mẹ hoặc phản ứng lại mẹ. Cách nguy hiểm nhất mà nhiều bé sử dụng là nôn hay trớ ra thức ăn. Tất nhiên, không phải bé nào cũng cố ý làm điều này. Nhiều khi bé cũng không nhận thức rằng bé cố tình làm như vậy để không phải ăn nữa. Đó là một phản ứng tâm lý mà bé thấy thành công, sẽ áp dụng tiếp.

Ảnh: Sưu tầm Internet

Khi chúng ta ép con, bé sẽ thấy việc ăn thật là khổ, là cực hình, mà chả ai lại chào đón một cực hình cả. Khi người lớn chúng ta không muốn ăn, ai đó cứ ép chúng ta, thậm chí ấn vào miệng thì sẽ như thế nào? Việc ăn đó sẽ chả ngon lành gì, lại còn “ăn” thêm vào dạ dày bao nhiêu bực mình, ức chế, khó chịu nữa. Và một khi bé đã coi việc ăn là cực hình, nhìn thấy bát cháo là sợ, thì chuyện bé chán ăn, biếng ăn “trường kỳ” là điều dễ hiểu.

Đa dạng thực đơn và tạo sự hấp dẫn cho món ăn

Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị cũng khiến trẻ biếng ăn. Nguyên nhân thường là do cách chăm sóc trẻ lười ăn thiếu kỹ năng cho ăn và chế biến thức ăn cho trẻ. Khẩu vị của trẻ cũng giống như người lớn, nếu cứ bắt ăn thường xuyên một loại thức ăn nào đó thì trẻ sẽ chán ăn.

Ngoài ra, các mẹ nên lựa chọn thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng, chế biến đúng cách. Một số thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng có thể tham khảo như: tiết bò, tiết lợn, gan động vật, bầu dục, thịt bồ câu, đậu tương, vừng, đậu trắng… là những thực phẩm rất giàu chất sắt.

Trong các vi chất kể trên thì kẽm là vi chất đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ. Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần các enzym trong cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, phân chia tế bào, tăng hấp thu, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cảm giác ngon miệng. Việc thiếu kẽm gây suy giảm miễn dịch làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển các tế bào miễn dịch. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như: chán ăn, suy giảm chức năng hệ thống miễn dịch, rụng tóc, tiêu chảy, mắt và da bị tổn thương, sút cân, vết thương lâu lành, tốc độ tăng trưởng chậm. Là một vi chất quan trọng với sự tăng trưởng của trẻ nhỏ, nhưng theo một nghiên cứu gần đây có đến gần 87% trẻ em thiếu kẽm. Việc bổ sung vi chất kẽm là điều ưu tiên hàng đầu đối với trẻ nhỏ.

Selen có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Thiếu selen có thể gây biếng ăn ở trẻ. Mẹ có thể bổ sung kẽm cho con trong những bữa ăn hàng ngày.

Ảnh: Sưu tầm Internet

Hãy bắt đầu bằng một không khí vui vẻ

Một điều quan trọng là cha mẹ hãy tạo ra một không khí vui vẻ cho bữa ăn của bé. Giờ ăn trở nên rất nhanh và nhẹ nhàng. Bé ngồi một chỗ, tập trung vào ăn hơn, do vậy ăn ngon miệng hơn và ăn được nhiều hơn.

Thiết lập thời gian ăn hợp lí

Nhiều bé ăn từ sáng đến trưa mới xong, ăn trưa kéo dài đến chiều. Cả ngày cứ thế toàn là ăn, mà có nhiều nhặn gì đâu. Bố mẹ mỏi mệt là bé thì cũng chán ngán không kém.
– Nên thiết lập thời gian hợp lý giữa các bữa chính và bữa phụ. Không nên để cho bé ăn vặt suốt ngày. Khi đã no bụng, bé không còn cảm giác thèm ăn những bữa chính nữa.
– Thời gian giới hạn cho những bữa phụ là 10-15 phút, bữa chính là 30 phút hoặc chậm nhất là 40 phút. Bạn nên dọn sạch thức ăn thừa trên bàn cho bé sau giờ ăn. Nếu bé bỏ thừa nhiều trong bữa chính, bạn nên tìm cách cắt giảm đồ uống và thức ăn vặt trong ngày cho bé. Nếu bé ăn ít quá thì sau đó có thể bổ sung cho bé sữa chua, hoa quả hoặc những thức ăn có chất dinh dưỡng khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-12-14 11:29:44.

Viết một bình luận

Developed by dayboisg.com DMCA.com Protection Status